Thực hiện niềng răng mặt trong giá bao nhiêu là những câu hỏi mà đa số những người có ý định niềng răng chỉnh nha thắc mắc. Không phải trường hợp niềng răng nào cũng cần phải nhổ răng. Nếu có chỉ định nhổ răng thì đã được bác sĩ cân nhắc kỹ lưỡng, đảm bảo mang lại hiệu quả niềng răng và không ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân.
Vì sao phải nhổ răng khi niềng răng?
Niềng răng là do răng mọc chen chúc, hô móm, lệch lạc,… Vì thế phải tiến hành nhổ răng để nới rộng tạo khoảng trống trên cung hàm giúp răng quay về đúng vị trí. Một số trường hợp răng mọc không quá dày, bác sĩ sẽ cân nhắc để hạn chế tối đa nhổ răng. Việc nhổ răng này nhằm mục đích hỗ trợ cho quá trình niềng răng nên sẽ không gây bất kỳ ảnh hưởng nào đến thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của khách hàng sau này.
Dựa vào kết quả hình ảnh chụp phim của mỗi người và tình trạng thực tế, nha sĩ phân tích, đánh giá đưa ra quyết định nhổ răng để niềng răng. Thông thường nha sĩ thường đưa ra chỉ định nhổ răng với những trường hợp sau:
Răng hô nặng, răng móm nặng: phần răng chìa ra ngoài hoặc thụt vào trong quá nhiều, cần tiến hành nhổ bớt răng tạo khoảng trống để răng di chuyển về lại đúng vị trí.
Răng mọc lộn xộn, mọc chen chúc: kích thước khung hàm nhỏ không đủ chỗ cho tất cả các răng. Khi đó phải tiến hành nhổ bỏ răng thừa để các răng còn lại trở về vị trí đều đặn.
Nhổ răng khôn: Răng khôn thực chất là những chiếc răng hàm mọc cuối cùng trong miệng, nên thường không đủ khoảng trống để mọc lên, dẫn đến hiện tượng mọc ngầm, mọc lệch,… Bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ để quá trình niềng răng đạt hiệu quả tối đa.
Niềng răng có hại cho sức khỏe không?
Về cơ bản niềng là kỹ thuật giúp dịch chuyển vị trí răng để sắp xếp lại, hoàn toàn không phải mài răng hay cắt rạch mô mềm. Vì thế, niềng răng không tác động xấu đến sức khỏe cơ thể cũng như sức khỏe răng miệng.
Nhưng bởi vì để có thể di chuyển được, răng buộc phải đeo mắc cài trên và chịu lực kéo xiết của các mắc cài này trong thời gian dài nên ít nhiều có những ảnh hưởng, cụ thể như sau:
÷ Chỉ riêng sự hiện diện của mắc cài trên răng đã là một cản trở và tạo sức đè nhất định cho răng. Chưa kể đến sự vướng víu mà mắc cài có thể gây ra cho cả răng, nướu, môi, lưỡi và cạnh má.
÷ Khi niềng, răng yếu hơn bình thường nên dễ gặp “tai nạn” trong ăn nhai, đặc biệt là thực phẩm cứng, dai và quá dẻo.
÷ Chế độ chăm sóc răng miệng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn nên dễ gặp phải tình huống sót mảng bám và cặn thực phẩm. Cho nên nguy cơ bị cao răng, sâu răng cũng có thể xảy ra ảnh hưởng đến sức khỏe hàm răng về lâu dài.
÷ Lực kéo và xiết từ mắc cài được xem là một tác động lớn đến cấu trúc vốn đã ổn định rắn chắc giữa răng với xương hàm và mô nướu, làm thay đổi vị trí của răng, có thể ảnh hưởng đến liên kết giữa chân răng với xương hàm, giữa cổ răng với các dây chằng nha chu.
Thông tin liên hệ: Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Địa chỉ:
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.Bình Thạnh –(+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2: 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 –(+84 8) 6682 0346
Hotline: (+84 8) 66820346