Nhổ răng luôn là một chỉ định mà hầu như bác sĩ nào cũng khuyên bệnh nhân nên thực hiện càng sớm càng tốt khi niềng răng. Vậy thực chất niềng răng mắc cài sứ có đau không, ảnh hưởng sức khỏe hoặc khuôn mặt không? Bác sĩ Chuyên sâu về Niềng răng có bài viết chia sẻ cùng bạn.
Những trường hợp cần nhổ răng khi niềng
Theo các chuyên gia, việc nhổ răng trước khi niềng răng nhằm mục đích tạo ra khoảng trống cần thiết để các răng còn lại dịch chuyển về đúng vị trí trên cung hàm.
Nhổ răng là phương pháp mà bác sĩ chỉ định để niềng răng được áp dụng khi niềng răng ở tuổi trưởng thành bởi khi này xương hàm đã cứng chắc khó mà tạo khoảng trống để di chuyển các răng mọc lệch lạc.
Nếu hàm răng của bạn thuộc dạng khiếm khuyết chen chúc, khấp khểnh, hô vẩu thì việc nhổ răng gần như không thể tránh khỏi. Chỉ khi hàm răng của bạn bị thưa hoặc tổng kích cỡ chiều ngang của toàn hàm răng nhỏ hơn nhiều so với độ rộng của cung hàm thì khả năng mới không phải trải qua nhổ răng.
Nhổ răng khôn khi niềng răng ở người trưởng thành. Điều này giúp bảo vệ các răng khác và giúp việc chỉnh nha đạt hiệu quả. Răng khôn do mọc cuối cùng (17 - 25 tuổi) nên gần như không còn khoảng trống trên cung hàm.
Tại sao chỉ định nhổ răng khi chỉnh nha?
Nhổ răng khi chỉnh nha nhằm mục đích tạo khoảng trống để di chuyển răng. Nếu không có khoảng trống, răng sẽ không thể di chuyển được. Để răng di chuyển, cần phải có khoảng trống. Nếu bạn bị hô nhiều hoặc chen chúc nhiều, bác sĩ cần khoảng trống nhiều để xếp răng, thì có thể bác sĩ sẽ yêu cầu nhổ răng. Nếu không, răng không thể di chuyển được, hoặc sẽ bị chìa ra trước.
Nhổ răng đem lại một khoảng trống tương đối lớn, nên thường được bác sĩ chỉ định trong những trường hợp răng có kích thước to, chen chúc hoặc hô nhiều. Thông thường, bác sĩ sẽ kéo lùi nhóm răng cửa vào khoảng trống răng đã nhổ nhằm giảm hô, hoặc xếp đều nhóm răng cửa bị chen chúc vào khoảng trống nhổ răng, hoặc là kéo chiếc răng khểnh vào vị trí nhổ răng…
Vì vậy, chiếc răng thường được chỉ định để nhổ là răng số 4, tức là sau chiếc răng nanh (đếm từ răng cửa vào là răng số 4: răng cửa giữa là răng số 1, răng cửa bên là răng số 2, răng nanh là răng số 3). Thông thường, sau khi chỉnh nha, khoảng trống sẽ được đóng lại, vì vậy bệnh nhân không phải trồng lại răng sau khi chỉnh nha vào vị trí răng đã nhổ.
Thông tin liên hệ: Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Địa chỉ:
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.Bình Thạnh –(+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2: 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 –(+84 8) 6682 0346
Hotline: (+84 8) 66820346